doituquan GIÁM ĐỐC SV 360*
Tổng số bài gửi : 16 Được cám ơn : 5 Tham gia ngày : 01/06/2011 Age : 33 Đến từ : 09d1
| Tiêu đề: ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC CỦA SINH VIÊN NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN SAU KHI RA TRƯỜNG? Fri Jun 03, 2011 12:32 pm | |
| | | | | ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC CỦA SINH VIÊN NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN SAU KHI RA TRƯỜNG? Hỏi: Sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật điện, em có thể làm việc ở những nơi nào? Điều kiện làm việc có phù hợp với nữ không? (Nguyễn An, gaconhaman29@ ...) KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN Các sản phẩm điện – điện tử len lỏi trong từng thiết bị trong các gia đình, phục vụ đời sống của con người. Và cũng chính sự phổ biến của các sản phẩm điện – điện tử mà thuật ngũ điện – điện tử và chuyên ngành đào tạo cùng tên được nhắc đến rộng rãi. Ngành học này trang bị cho người học các kiến thức về linh kiện điện tử, thiết kế và chế tạo các mạch điện tử ứng dụng trong đời sống và mạch điện tử dành cho công nghiệp. Ngoài ra người học còn được trang bị kiến thức về điện công nghiệp và các thiết bị công nghiệp. Ngành điện – điện tử nghiên cứu chuyên sâu về khoa học liên quan đến linh kiện điện tử để thiết kế chế tạo ra các thiết bị có chức năng cụ thể. Trong khi ngành điện công nghiệp chuyên sâu về các hệ thống truyền dẫn điện công nghiệp: xây dựng hệ thống điện ba pha, đấu nối hệ thống điện vào nhà máy sản xuất, đấu nối điện 3 pha vào các động cơ, máy móc. Sự phù hợp với nghề Ngành này cần vận dụng đôi tay để gia công lắp đặt thiết bị, gõ phím lập trình, cần vận dụng mắt để xem các kết quả đo lường. Vì vậy, ngành này đỏi hỏi: - mắt không bị mờ, không mù màu - hai tay có khả năng gõ bàn phím, đủ lực để cầm nắm và gắn các thiết bị lại với nhau - không bị dị ứng với khói hàn Đặc điểm của ngành Ngành này thường làm việc với linh kiện điện tử, mạch điện tử, điện tử dân dụng, điện công nghiệp,... Công việc chuyên môn - Thiết kế, vẽ và mô phỏng mạch điện tử trên máy tính, thi công các mạch điện tử: người kỹ sư điện – điện tử theo yêu cầu của sản phẩm đặt ra, bằng kiến thức và kỹ năng đã được học, thiết kế mạch điện tử với sự hỗ trợ của máy tính, sau đó thực hiện thi công tạo ra bản mạch điện thực tế. - Lắp đặt, vận hành, sửa chữa thiết bị điện, điện tử trong công nghiệp: trên thực tế các nhà máy đều đã được trang bị sẵn các thiết bị điện có mạch điện, tuy nhiên trong quá trình hoạt động thường xảy ra sự cố. Do đó, người kỹ sư điện – điện tử cần phải biết chức năng của các mạch điện đã chế tạo, kiểm tra phát hiện sự cố, đưa ra giải pháp giải quyết. - Lập trình điều khiển PLC, mạng PLC, họ Vi xử lý, vi điều khiển, thiết bị lập trình PLD: công nghệ điện – điện tử đạt một bước tiến cao hơn nữa, trước đây để chế tạo ra một mạch điện với một vài chức năng bình thường người kỹ sư phải thiết kế và hàn gắn rất nhiều linh kiện với nhau. Nhưng ngày nay, tất cả có thể thực hiện chỉ bởi một con chíp (IC) nhỏ gọn bằng đầu ngón tay. Điểm đặc biệt là chức năng và hoạt động của mạch điện tử của con chíp (IC) này có thể thay đổi theo yêu cầu mà không cần phải làm lại mạch điện. Công việc của người kỹ sư là lên máy vi tính, gõ các câu lệnh để ra lệnh cho con chip này hoạt động, người kỹ sư có thể lập trình để mạch điện hoạt động như một radio, hoặc lập trình để chuyển mạch điện đó hoạt động như bộ điều khiển ti vi. Con chip có thể lập trình đó thông dụng nhất là con vi xử lý va vi điều khiển. Việc lập trình đó gọi là lập trình vi xử lý, lập trình vi điều khiển Trong công nghiệp, để tiết kiệm chi phí đầu tư máy móc, người ta xây dựng các hệ thống máy móc cùng với các hệ thống mạch điện tử có sẵn và cũng có thể lập trình được gọi là PLC. Người kỹ sư điện – điện tử có khả năng lập trình cho các PLC này để thay đổi cách vận hành một hệ thống sản xuất khi cần gia công sản phẩm mới trên hệ thống cũ. | | | | |
|
|